^
^
Lạc Giáo Của Phanxicô | Lạc Giáo Trong Vaticanô II | Lạc Giáo Của Biển Đức XVI | Lạc Giáo Của Gioan Phaolô II | Từ Điển Thuật Ngữ Nguyên Tắc | Sự Thật Về Kẻ Mạo Danh Sơ Lucia | Kế Hoạch Hoá Gia Đình Tự Nhiên (NFP) Là Tội Lỗi | Lòng Thương Xót Chúa Của Sơ Faustina Là Giả | Cửa Hàng Online Và Thông Tin Liên Lạc |
Các Bước Hoán Cải | Nơi Lãnh Nhận Các Bí Tích | Thánh Mân Côi | Không Có Ơn Cứu Độ Bên Ngoài Giáo Hội | Trả Lời Kháng Bác Về Thuyết Trống Toà | Tân Thánh Lễ Vô Hiệu | Nghi Thức Truyền Chức Linh Mục Mới | E-Exchanges |
Kháng bác 15: Giáo Hội và hệ thống phẩm trật sẽ luôn khả kiến. Nếu Giáo Hội Vaticanô II không phải là Giáo Hội Công Giáo thực sự, thì Giáo Hội và hệ thống phẩm trật không còn khả kiến nữa.
Trả lời: 1) Mọi người hiểu lầm về tính khả kiến của Giáo Hội bao gồm những gì; 2) Giáo phái Vaticanô II không thể là Giáo Hội khả kiến của Đức Kitô; và 3) Giáo phái Vaticanô II phủ nhận chính giáo huấn này về tính khả kiến của Giáo Hội.
Không ai phủ nhận rằng Giáo Hội Công Giáo có thể ngừng tồn tại ở tất cả các quốc gia trên thế giới ngoại trừ một quốc gia. Tính khả kiến của Giáo Hội không đòi hỏi các tín hữu hoặc hệ thống phẩm trật phải được nhìn thấy ở mọi địa điểm địa lý trên toàn cầu. Điều này chưa bao giờ xảy ra. Đơn giản, tính khả kiến của Giáo Hội biểu thị các tín hữu Công Giáo thực sự, người bên ngoài tuyên xưng tôn giáo duy nhất chân thật, ngay cả khi họ bị giảm xuống chỉ còn một số lượng rất nhỏ. Những tín hữu ở toà ngoài tuyên xưng tôn giáo duy nhất chân thật sẽ luôn là Giáo Hội khả kiến của Đức Kitô, ngay cả khi số lượng của họ bị giảm xuống chỉ còn một số ít.
Và đó chính xác là những gì được dự đoán sẽ xảy ra vào ngày mạt thế.
Thánh Athanasiô: “Ngay cả khi lượng tín hữu Công Giáo kiên trung với truyền thống giảm xuống chỉ còn một vài người, chính họ là Hội Thánh chân chính của Chúa Giêsu Kitô.”[1]
Chính Chúa chúng ta biểu thị rằng quy mô của Giáo Hội sẽ trở nên nhỏ bé đáng sợ trong những ngày cuối cùng.
Luca 18:8- “Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?”
Sách Khải Huyền Thánh Gioan dường như cũng ám chỉ điều tương tự.
Khải Huyền 11:1-2: “Bấy giờ tôi nhận được một cây sậy, giống như một cái gậy, và nghe bảo: “Hãy đứng dậy mà đo Đền Thờ Thiên Chúa và bàn thờ cùng với những người đang thờ phượng trong đó. Nhưng tiền đình phía ngoài của Đền Thờ, thì bỏ đi, đừng đo, vì chỗ ấy đã được phó mặc cho dân ngoại…”
Phiên bản Haydock của Kinh Thánh Douay-Rheims, một tập hợp phổ biến các bình luận Công Giáo về Kinh Thánh của Linh mục Cha Geo. Leo Haydock, chứa đựng nhận xét sau đây về Kh. 11:1-2.
Huấn quyền của Giáo Hội Công Giáo chưa bao giờ dạy rằng phải luôn có một số lượng giám mục hay tín hữu nhất định để Giáo Hội tồn tại. Miễn là có ít nhất một linh mục hay giám mục và ít nhất một vài người trung tín, Giáo Hội và hệ thống phẩm trật vẫn còn sinh lực và khả kiến. Ngày nay, có nhiều hơn chỉ một vài người tín hữu còn lại duy trì Đức tin Công Giáo bất biến. Do đó, lập luận của những người chống đối từ quan điểm tính khả kiến không có giá trị nào và trái với những lời tiên tri trong Kinh Thánh.
Hơn nữa, trong cuộc khủng hoảng Ariô, Đức tin thực sự đã bị loại bỏ khỏi toàn bộ nhiều khu vực, đến mức hầu như không có giám mục Công Giáo nào được tìm thấy ở bất cứ nơi đâu.
Lạc thuyết Ariô trở nên phổ biến vào thế kỷ thứ 4 đến nỗi người Ariô (người phủ nhận Thần tính của Đức Kitô) đã chiếm cứ gần như tất cả các nhà thờ Công Giáo và dường như là hệ thống phẩm trật hợp pháp về cơ bản ở khắp mọi nơi.
Mọi thứ tồi tệ đến nỗi Thánh Grêgôriô Nazianz cảm thấy buộc phải nói những gì tàn dư Công Giáo ngày nay có thể nhận thấy đã nói rất đúng.
Do đó, thời kỳ lịch sử Giáo Hội này chứng minh một điểm quan trọng đối với thời đại của chúng ta: Nếu sứ mệnh bất khả diệt là rao giảng, cai quản và thánh hóa của Giáo Hội đòi hỏi một giám mục quản trị (tức: có thẩm quyền) để Hội Thánh Đức Kitô có mặt và hoạt động tại một tông toà hoặc giáo phận cụ thể, thì ta sẽ phải nói rằng Hội Thánh Đức Kitô đã bị diệt ở tất cả những vùng lãnh thổ mà không có giám mục Công Giáo cai quản trong thời kỳ Ariô. Tuy nhiên, thực tế là vào thế kỷ thứ 4, nơi những tín hữu vẫn giữ được đức tin Công Giáo thực sự, ngay cả trong những tông toà nơi giám mục đào ngũ sang phe Ariô, tàn dư tín hữu Công Giáo tạo thành Hội Thánh chân thật của Đức Kitô. Trong tàn dư đó, Giáo Hội Công Giáo tồn tại và chịu đựng trong sứ mệnh rao giảng, cai trị và thánh hóa mà không có một giám mục lãnh đạo, do đó chứng minh rằng tính bất khả diệt và sứ mệnh của Hội Thánh Đức Kitô trong việc rao giảng, cai quản và thánh hóa không đòi hỏi sự hiện diện của một giám mục thẩm quyền.
Cũng cần lưu ý rằng hệ thống phẩm trật có thể được xác định theo hai cách: hệ thống phẩm trật thẩm quyền và hệ thống phẩm trật giáo hội.[7]
Chỉ những người có thẩm quyền thông thường (tức là thẩm quyền gắn liền với chức vụ) mới tạo thành hệ thống phẩm trật thẩm quyền. Tất cả các linh mục Công Giáo hợp lệ, mặt khác, tạo thành một phần của hệ thống phẩm trật giáo hội. Miễn là hệ thống phẩm trật giáo hội vẫn tồn tại hệ thống phẩm trật tồn tại.
Những người không theo thuyết trống toà đưa ra kháng bác này không thể chỉ ra một giám mục Công Giáo thực sự có thẩm quyền thông thường. Họ sẽ chỉ ai? Chẳng nhẽ họ sẽ chỉ vào “Giám mục” Bruskewitz, người đã tiến hành một Bữa tối Seder [tiệc hai đêm đầu tiên lễ vượt qua trong Do Thái giáo] liên tôn giáo với một nhóm rabbi tại nhà thờ của mình ngay trong Tuần Thánh?[9] Họ sẽ chỉ vào “Hồng y” Mahony hay “Hồng y” Keeler?
Nếu đúng là phải có một giám mục có thẩm quyền thông thường ở đâu đó (mà là điều chưa được chứng minh), thì ông ta đang ở đâu đó. Nhưng nó không thay đổi thực tế là Biển Đức XVI và các giám mục bội giáo của ông không phải là người Công Giáo và do đó không phải là một phần của hệ thống phẩm trật. Không có lý luận nào chống lại một thực tế; không có lý luận nào chống lại thực tế này.
Cuối cùng, và có lẽ quan trọng nhất, giáo phái Vaticanô II bác bỏ tính khả kiến của Giáo Hội Công Giáo, do đó chứng minh một lần nữa rằng nó không phải là Giáo Hội Công Giáo khả kiến!
Còn nhớ câu này chứ? Ngay mở đầu Sắc lệnh về Hiệp nhất, Vaticanô II dạy rằng hầu hết mọi người đều mong ước một Giáo Hội thực sự phổ quát và hữu hình mà sứ mệnh là hoán cải thế giới sang Phúc Âm. Một lần nữa, cho những người nghi ngờ rằng Vaticanô II đã ở đây phủ nhận rằng Giáo Hội Công Giáo tồn tại, chúng tôi sẽ trích dẫn cách giải thích của chính Nguỵ giáo hoàng Gioan Phaolô II về đoạn này.
Vì vậy, nếu bạn chấp nhận giáo huấn của Giáo Hội về tính khả kiến, đây chỉ là một lý do nữa để từ chối giáo phái Vaticanô II và các nguỵ giáo hoàng của nó.
Nhân tiện, ý nghĩ về một Giáo Hội vô hình – được dạy bởi giáo phái Vaticanô II – đã bị lên án ít nhất ba lần: Giáo Hoàng Lêô XIII, Satis Cognitum(#3), ngày 29 tháng 6, 1896;[12] Giáo Hoàng Piô XI, Mortalium Animos (#10), ngày 6 tháng 1, 1928;[13] Giáo Hoàng Piô XII, Mystici Corporis Christi (#64), ngày 29 tháng 6, 1943.[14]
Hơn nữa, đây là một trích dẫn thú vị từ cuộc khủng hoảng Tục nhân nhận Thánh Chức (1075-1122). Trong cuộc khủng hoảng này, vị Vua nước Đức độc ác, Henry IV, đã thành lập một nguỵ giáo hoàng (người được nhiều giám mục Đức ủng hộ). Henry cũng bổ nhiệm giám mục của riêng mình, người cũng phải vâng phục tên nguỵ giáo hoàng. Kết quả là hai giám mục trong hầu hết các giáo phận và sự nhầm lẫn to lớn.
Vấn đề là: trong khi chúng ta hiện đang đối phó với một cuộc bội giáo chưa từng có, Giáo Hội đã có những thời điểm bối rối trước đây, kể cả những thời điểm mà hệ thống phẩm trật thực sự không dễ dàng được xác định.
Trở về Trả lời các Kháng bác về Thuyết Trống Toà.
Chú thích:
[1] Coll. Selecta SS. Eccl. Patrum, Caillu and Guillou, Quyển 32, pp 411-412.
[2] The Douay-Rheims New Testament with a Catholic Commentary, by Rev. Leo Haydock, Monrovia, CA: Catholic Treasures, 1991, tr. 1640.
[3] William Jurgens, The Faith of the Early Fathers, Collegeville, MN: The Liturgical Press, Quyển 2, tr. 39.
[4] William Jurgens, The Faith of the Early Fathers, Quyển 2, tr. 3.
[5] Jurgens, The Faith of the Early Fathers, Quyển 2, tr. 158.
[6] William Jurgens, The Faith of the Early Fathers, Quyển 2, tr. 33.
[7] Donald Attwater, A Catholic Dictionary, “Hierarchy,” Tan Books, tr. 229.
[8] The Papal Encyclicals, Quyển 4 (1939-1958), tr. 267.
[9] Catholic Family News, January, 1999.
[10] Decrees of the Ecumenical Councils, 1990, Quyển 2, tr. 908.
[11] The Encyclicals of John Paul II, Huntington, IN: Our Sunday Visitor Publishing Division, 1996, tr. 918.
[12] The Papal Encyclicals, Quyển 2 (1878-1903), tr. 388.
[13] The Papal Encyclicals, Quyển 3 (1903-1939), tr. 317.
[14] The Papal Encyclicals, Quyển 4 (1939-1958), tr. 50.
[15] The Papal Encyclicals, Quyển 2 (1878-1903), tr. 388.
[16] The Catholic Encyclopedia, Quyển 8, 1910, “Investitures,” tr. 86
Bài Viết Liên Quan